BÀI TUYÊN TRUYỀN Đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Đăng lúc: 16:03:04 13/07/2024 (GMT+7)

    ỦY BAN NHÂN DÂN

      XÃ HOẰNG KIM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


                   Hoằng Kim, ngày 13 tháng 7 năm 2024

BÀI TUYÊN TRUYỀN

 Đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

 

Kính thưa: các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã!

 

Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình… Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi thực phẩm “bẩn”.

Từ xưa đến nay, để duy trì cuộc sống con người không thể tách rời nhu cầu ăn uống. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, con người luôn phải chạy đua với thời gian mà ít chú trọng đến việc ăn uống. Chọn lựa những món ăn tiết kiệm về kinh tế, thời gian luôn là lựa chọn hàng đầu. Chính vì thế để đáp ứng yêu cầu trên, thức ăn đường phố ra đời. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay được bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc những nơi tương tự.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hoạ tiềm ẩn đe doạ sức khoẻ người tiêu dung, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện địa điểm của cơ sở kinh doanh ăn uống đường phố.

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo quản sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn gay, đồ uống đảm bảo vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây gại.

2. Điều kiện về trang bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh goanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và công trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người.

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định, phải được khám sức khẻo định kỳ. Việc khám sức khoẻ phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Xử lý vi phạm

Các trường hợp vi phạm sẽ chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các hành vi sau:

Điều 22: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

b. Không dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;

c. Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

d. Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;

đ. Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;

e. Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

       2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;

b. Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;

c. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không đảm bảo an toàn;

d. Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;

e. Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm dẫn đến ngọ độc thực phẩm.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc tiêu huỷ nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 điều này; phụ gia thực phẩm Quy định tại Điểm C Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều nay;

b. Buộc chịu mọi chi phí đối với việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ đọc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

 

                                                                               Nguồn viết bài: Sưu tầm

Người sưu tầm: Lương Thị Hằng - CC. Văn hóa

 

 

 

  
Kết quả giải quyết TTHC
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
293206